Cơ duyên và hành trạng Vĩnh_Gia_Huyền_Giác

Thiền sư Trung Quốc

Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng

Ngưu Đầu Thiền

Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư

Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng

Lâm Tế tông

Hoàng Long phái

Dương Kì phái

Tào Động tông

Quy Ngưỡng tông

Vân Môn tông

Pháp Nhãn tông

Không tông phái

Thiền sư ni

Cư sĩ

Sư họ Đới, quê ở Vĩnh Gia, Ôn Châu. Sư xuất gia từ nhỏ và sớm tham học Đại tạng kinh, tinh thâm Chỉ-Quán. Nhân xem kinh Duy-ma-cật sở thuyết, sư hoát nhiên liễu ngộ. Môn đệ của Lục tổ Huệ Năng là Thiền sư Huyền Sách thấy sư đàm luận lời lẽ thích hợp với chư Tổ bèn khuyên sư đến Lục tổ để được ấn chứng chỗ sở đắc. Trận Pháp chiến sau đây giữa sư và Tổ đã đi vào lịch sử của Thiền tông:

Sư cùng Huyền Sách đến Tào Khê tham vấn Tổ. Đến nơi, sư tay cầm tích trượng, vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi: "Phàm Sa-môn phải đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến mà sinh đại ngã mạn như vậy?"Sư thưa: "Sinh tử là việc lớn, Vô thường quá mau."Tổ bảo: "Sao không ngay nơi đó thể nhận cái vô sinh, liễu chẳng mau ư?"Sư thưa: "Thể tức vô sinh, liễu vốn không mau."Tổ khen: "Đúng thế! Đúng thế!"Đại chúng nghe vậy đều ngạc nhiên. Sư bây giờ mới đầy đủ trang nghiêm lễ bái Tổ. Lát sau, sư cáo từ, Tổ bảo: "Trở về mau quá!"Sư thưa: "Vốn tự không động thì đâu có mau."Tổ hỏi: "Cái gì biết không động?"Sư thưa: "Ngài tự phân biệt."Tổ bảo: "Ngươi đạt ý vô sinh rất sâu!"Sư thưa: "Vô sinh há có ý sao?"Tổ hỏi: "Không có ý, cái gì biết phân biệt?"Sư thưa: "Phân biệt cũng không phải ý."Tổ khen: "Lành thay! Lành thay!"Sư lưu lại một đêm hỏi thêm đạo lý và sau đó cùng Huyền Sách xuống núi. Thời nhân gọi sư là "Giác giả một đêm", Nhất túc giác (zh. 一宿覺).

Sư sau trụ trì ở Ôn Giang, học chúng đến tấp nập.Đời Đường, niên hiệu Tiên Thiên thứ hai, ngày 17 tháng 10, sư ngồi vui vẻ thị tịch, thọ 49 tuổi. Vua sắc phong là Vô Tướng Đại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.

Liên quan